Đánh giá độ khó của từ khóa - phần 3

 Với người làm seo việc đánh giá độ khó từ khóa là giai đoạn có thể nói rất quan trọng trong khi SEO website. Sau bước chọn lựa từ khóa, bạn sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá xem có nên chọn từ khóa để làm SEO không, ngoài ra  việc đánh giá độ khó từ khóa giúp bạn ước lượng được số lượng công việc mình sẽ phải làm , đưa ra được một cái giá hợp lý khi nhận một hợp đồng SEO.
 
Đây là một số thông số để đánh giá đối thủ :
 
 
Kiểm tra thông tin tìm kiếm từ khóa

 sử dụng công vụ từ khóa của google adword click here
B1:  bạn viết từ khóa vào ô “Từ hoặc cụm từ” (kien thuc seo)
B2: Chọn loại kết hợp: Rộng , [chính xác], “Cụm từ”
+ Cạnh tranh : Thấp  -> chỉ là tương đối vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
+ Số lần tìm kiếm toàn cầu/ tháng : 390 (260) nhằm mục tiêu seo trên google.com
+ Số lần tìm kiếm cục bộ/ hàng (Việt Nam): 320(260) nhằm mục tiêu seo trên google.com.vn
 
 
Dựa vào bản trên ta có thể đánh giá được số lượng khách hàng tìm kiếm từ khóa hàng tháng để chọn từ khóa cho phù hợp với số lượt tìm kiếm cao.
 
1. Sitelink : Nếu bạn đang so sánh với một website mà đã có sitelink thì bạn đang phải cạnh tranh với một website được Google đánh giá rất cao ứng với từ khóa mà bạn đang nguyên cứu.
 2. Domain Keywords : Google coi tên miền là một phần quan trọng trong các yếu tố sếp hạng. Nếu tên miền có chứa từ khóa sẽ giúp ích cho quá trình SEO rất nhiều. Bạn có thể chia ra các trường hợp sau :
  1. Tên miền giống từ khóa
  2. Tên miền chứa từ khóa dính liền phía trước và có các ký tự khác
  3. Tên miền chứa từ khóa dính liền phía sau và có các ký tự khác
  4. Tên miền chứa từ khóa không dính liền
  5. Tên miền không chứa từ khóa.
Độ ưu tiên: 1>2>3>4>5
3. Title :  Hãy nói đến title như là một yếu tố khá quan trọng trong SEO. Với định hướng title tốt website có thể win nhiều từ khóa. Sau đây là các yếu tố so sánh.
  1. Title có chứa từ khóa đặt đầu tiên
  2. Title có chứa từ khóa đặt phía sau
  3. Title có chứa từ khóa không dính liền nhau
  4. Title không chứa từ khóa
Độ ưu tiên: 1>2>3>4
4. Backlink numbers : Sử dụng http://siteexplorer.search.yahoo.com hoặc các tools khác để so sánh số lượng backlink của 2 site.
5.Domain GEO : Yếu tố địa lý của tên miền cũng khá quan trọng. Hãy xem việc so sánh điểm nó như thế nào.
  1. Tên miền quốc gia
  2. Tên miền quốc tế
  3. Tên miền quốc gia khác
Độ ưu tiên : 1>2>3
6. Số lượng domain trỏ đến website : Nếu website của bạn càng được trỏ bởi nhiều domain khác thì độ tin tưởng của Google đến website của bạn cũng sẽ cao.
7. PR : Mặc dù trước đây PR là một trong những yếu tố được đánh giá rất cao, nhưng càng ngày PR càng giảm độ ảnh hưởng của mình. Một web có PR cao hơn chưa chắc thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố đánh giá của Google.
8. Domain Age : Domain nào có tuổi nhiều hơn sẽ được đánh giá cao hơn.
9. Hosting GEO :
  1. Server đặt trong nước
  2. Server đặt trong khu vực
  3. Server đặt ngoài nước khác khu vực
Độ ưu tiên : 1>2>3
10. URL keywords : URL có chứa keywords sẽ giúp ích trong việc nâng cao thứ hạng.
11. URL Friendly : Cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
12. W3C : Nếu site bạn làm đúng chuẩn của W3C sẽ SEO dễ dàng hơn. Kiểm tra W3C tại : http://validator.w3.org/
13. Update Content : Web nào có độ cập nhật website thường xuyên thường được Google index, crawl nhanh.
14. Dmoz : Những site nằm trong thư mục này được Google khá chú ý.
15. Speed : Site có tốc độ lẹ hơn được cho là tốt hơn.
16. Rank Alexa : rank alexa thường liên quan đến độ truy cập, sự ổn định của lượng truy cập, đây cũng là một yếu tố trong SEO.
Sau khi xác định được các yếu tố lose, chúng ta sẽ tiến hành phân tích xem trong thời gian sắp tới có thể cải thiện các yếu tố lose để trở thành win hay không, hoặc ít nhất cũng bằng website cạnh tranh. Nếu trong bảng so sánh trên các bạn win các yếu tố SEO ở những dòng đầu tiên thì độ khó từ khóa sẽ giảm dần. Bạn có thể tạo ra nhiều mặt trận trong chiến lược SEO. Do đó, công việc đề cao tính toàn diện hơn là tập trung vào một số yếu tố. Mấu chốt cơ bản trong việc đánh giá độ khó từ khóa chính là phân tích đối thủ cạnh tranh, và so sánh với tiềm lực hiện tại và trong tương lai của chính bạn để thấy được từ khóa đó khó đến đâu, có nên chọn hay không? Quỹ thời gian ra sao? Làm tốt bước này bạn hoàn toàn có thể thấy rằng SEO là một công việc dễ dàng và thú vị.